• Số 14, Ngõ 421/4 đường Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
  • Hotline:0368601899
Kính Bảo Vệ Mắt Khi Dùng Máy Tính Hàng Đầu Việt Nam

Cách đọc phiếu khám mắt cận, viễn loạn chuẩn xác nhất

16:55 - 05/09/2022 Hoàng Hoài Sơn

Trong cuộc sống hiện nay, số người mắc tật khúc xạ về mắt như cận, viễn, loạn ngày càng nhiều. Khi bị các tật khúc xạ về mắt, bạn sẽ phải đi khám mắt để biết số độ của mình và cắt kính. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu được các ký hiệu trên đơn kính thuốc. Cùng Kavi làm rõ các thông số trên đơn kính thuốc trong bài viết này nhé. 
 


Đọc đơn kính thuốc có mục đích gì ? 

Khi phát hiện mắt bị các tật khúc xạ, việc đầu tiên bạn cần làm đó là đến các cửa hàng kính để kiểm tra mắt. Thông qua kết quả kiểm tra mắt, bạn sẽ biết được mắt gặp vấn đề gì. Tuy nhiên, đối với những người đi đo mắt lần đầu, những con số này không hề dễ hiểu. Để đọc được đơn kính thuốc, bạn chỉ cần nắm rõ các ký hiệu và quy ước được ghi trong đó.

Đọc đơn thuốc kính để biết mắt bạn bị cận, viễn hay loạn, từ đó điều chỉnh thói quen sinh hoạt hàng ngày để mắt không bị tăng độ nhanh chóng. Hai bên mắt có số độ khác nhau, do đó bạn phải phân biệt được các ký hiệu để không bị nhầm lẫn.

Cách đọc đơn kính thuốc

Đơn kính thuốc ở mỗi nơi được thiết kế khác nhau, bạn cần nắm được một số chỉ số gồm:

  • R hoặc OD: sau đó là thông số đo của mắt phải
  • L hoặc OS: sau đó là thông số đo của mắt trái
  • SPH(S): số đo của tròng kính. Dấu – là độ cận thị, dấu + là độ viễn thị
  • CYL(C): số đo độ loạn thị, nếu ô này bỏ trống hoặc ghi 000 tức là mắt bạn không có độ loạn
  • AXE(A): là trục của độ loạn thị, trục của độ loạn thị được đo từ 1 đến 180, số 90 tương ứng với kinh tuyến dọc của mắt và số 180 tương ứng với tuyến ngang của mắt. Nếu mắt có độ loạn, phải có trục mới cắt được kính.
  • ADD: là độ tăng thêm giữa độ nhìn xa và nhìn gần. Một số người bị viễn thị khả năng điều tiết của mắt nhìn xa và nhìn gần khác nhau nên cần những loại độ khác nhau để cho mục đích khác nhau. ADD có giá trị từ 0.75 đến 3.00
  • PD: là khoảng các đồng tử (mm), là số đo khoảng cách đồng tử từ mắt phải đến mắt trái khi nhìn thẳng tự nhiên. 

Ví dụ về đơn kính thuốc

R: -0.75 (-0.5 x 149) ADD: 0, PD: 32
L: +0.25 (-0.5 x 8) ADD: 0, PD: 32
Đơn kính trên là: 
+ Mắt phải (R): cận thị 0.75 độ, độ loạn là 0.5, trục của loạn thị là 149, độ tăng thêm khi nhìn gần là 2
+ Mắt trái (L): viễn thị 0.25 độ, độ loạn là 0.5, trục của loạn thị là 8, độ tăng thêm khi nhìn gần là 2
+ Khoảng cách đồng tử nhìn gần: PD=32+32=64 mm (PD=68 là khoảng cách đồng tử nhìn xa

Những lưu ý khi đi đo mắt

Khi muốn cắt kính, bước đầu tiên và quan trọng nhất là phải đi đo mắt. Nên đi kiểm tra mắt định kỳ 3-6 tháng/lần
Đo mắt được thông qua các bước sau: 
+ Bước 1: Đo mắt qua máy đo khúc xạ tự động
+ Bước 2: Đo mắt bằng cách thử kính mẫu, các chuyên viên sẽ gắn số độ vào kính mẫu để đeo thử kết hợp đọc các chữ cái, ký tự trên màn hình với khoảng cách 5m.
+ Bước 3: Khi thử được số độ thích hợp nhất sẽ đeo thử kính trong vòng 15-20 phút để mắt thích nghi với số độ
+ Bước 4: Nếu trong quá trình thử kính, bạn thấy đau nhức đầu hãy báo với chuyên viên để được điều chỉnh số độ cho phù hợp. 

Trên đây là một số chia sẻ về cách đọc đơn kính thuốc cận viễn loạn, chúng tôi mong rằng bài viết mang đến cho bạn những thông tin bổ ích giúp bạn bảo vệ đôi mắt tốt hơn

Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0368601899 và Fanpage Kính Chống Ánh Sáng Xanh Kavi. Chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và tư vấn giúp bạn chọn được sản phẩm tốt và phù hợp nhất.
 

HN: 0368601899
Hỗ trợ tư vấn
DMCA.com Protection Status