1. Cận thị
Cận thị là khi các tia sáng từ một vật ở xa điểm hội tụ ở trước võng mạc một mắt ở trạng thái nghỉ ngơi (khi không đeo kính).
- Triệu chứng và dấu hiệu
Nếu bị tật cận thị, ta sẽ gặp khó khăn trong việc nhìn các vật khác ở xa như đọc các biển báo trên đường, nhưng có thể nhìn rõ các vật ở gần như đọc sách và sử dụng máy tính. Một số dấu hiệu khác của người bị cận thị bao gồm phải nheo mắt, căng mắt để nhìn và nhức đầu. Trạng thái mệt mỏi khi lái xe hay khi chơi thể thao cũng có thể là một trong những triệu chứng của cận thị không chỉnh hình.
Nếu bạn gặp các dấu hiệu hoặc triệu chứng này khi đeo kính có gọng hoặc kính áp tròng, bạn nên đi đo lại thị lực ở các cửa hàng kính mắt uy tín hoặc bệnh viện mắt để xem bạn có bị cận nặng hơn không.
- Nguyên nhân gây cận thị?
Cận thị xảy ra khi trục nhãn cầu quá dài, ảnh hưởng đến công suất hội tụ của giác mạc và thể thủy tinh của mắt, khiến những tia sáng đi vào mắt hội tụ tại một điểm trước võng mạc thay vì chính xác tại võng mạc. Bệnh cũng có thể xảy ra do giác mạc hoặc do thể thủy tinh quá cong so với nhãn cầu. Trong một vài trường hợp, cận thị có thể xảy ra do sự kết hợp của các nguyên nhân trên.
Cận thị thường bắt đầu từ khi còn nhỏ và trẻ sẽ là đối tượng có nguy cơ mắc tật cận thị cao hơn nếu cha mẹ cũng bị cận. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh nhân sẽ ít tăng độ hơn khi trưởng thành, nhưng thỉnh thoảng nó vẫn tiếp tục tiến triển theo tuổi.
Xem các loại tròng kính cận tại: https://kavi.vn/mat-kinh-can.html
2. Viễn thị
Viễn thị là một vấn đề liên quan đến mắt rất phổ biến, nhất là ở người lớn tuổi. Những người bị viễn thị có thể nhìn rất tốt những vật ở xa, nhưng lại gặp khó khăn khi tập trung vào những vật ở gần.
Viễn thị là sự sai lệch về khúc xạ khiến mắt khi ở trạng thái nghỉ ngơi, các tia sáng tới song song vào mắt sẽ hội tụ ở điểm phía sau võng mạc. Muốn thấy rõ, mắt người bênh phải điều tiết khó khăn để đưa ảnh từ sau về đúng trên võng mạc.
Viễn thị bẩm sinh: một số trẻ từ khi sinh ra đã bị mắc tật viễn thị ở mắt. Trong đó, một số trẻ có khả năng hết viễn thị khi trưởng thành, số khác có thể bị viễn thị tiến triển, chỉ có phương pháp điều chỉnh bằng kính.
Các hậu quả của bệnh viễn thị:
- Giảm chất lượng cuộc sống, viện thị nếu không được điều trị có thể gây ra các vấn đề học tập.
- Mỏi mắt: viễn thị không điều trị có thể khiến người bệnh phải nheo mắt hoặc căng mắt để duy trì sự tập trung, dẫn đến tình trạng mỏi mắt và nhức đầu.
- Mất an toàn khi lái xe hoặc di chuyển đồ vật nặng
Nguyên nhân bệnh Viễn thị
Nguyên nhân viễn thị là giác mạc quá dẹt hoặc trục trước-sau của nhãn cầu quá ngắn khiến cho hình ảnh không hội tụ ở đúng trên võng mạc như mắt bình thường mà lại hội tụ ở điểm phía sau võng mạc.
Viễn thị có 3 nguyên nhân chính bao gồm:
- Do bẩm sinh người bệnh có nhãn cầu ngắn hoặc giác mạc không đủ độ cong
- Do trong quá trình học tập và làm việc hằng ngày, không giữ đúng khoảng cách nhìn, thường xuyên nhìn xa khiến thể thủy tinh luôn dãn, lâu dần mất tính đàn hồi và khả năng phồng lên.
- Do ở người già, thể thủy tinh đã bị lão hóa nên mất dần tính đàn hồi không phồng lên được.
- Do người bệnh có những bệnh lí về võng mạc hoặc khối u mắt.
Triệu chứng bệnh Viễn thị
- Đau nhức đầu, đau thái dương
- Đau, mỏi mắt
- Luôn trong trạng thái lo âu, mệt mỏi
- Phải nheo mắt và cảm thấy căng thẳng mệt mỏi khi làm việc ở khoảng cách gần trong khi khả năng nhìn xa còn rất tốt
- Bộ mặt viễn thị: do muốn nhìn rõ, mắt phải cố gắng điều tiết thường dẫn đến sự co kéo các cơ trán, lông mày và mi khiến mắt người viễn thị xuất hiện những nếp nhăn.
- Mắt của người viễn thị luôn có xu hướng quay vào trong nhìn có cảm giác là đôi mắt rất tinh.
- Mắt lé trong.
- Tăng nhãn áp thường thấy ở những người viễn thị
3. Loạn thị
Loạn thị là một tật khúc xạ mắt rất thường gặp hiện nay, tật khúc xạ xảy ra khi hình ảnh quan sát được sau khi đi vào mắt không thể hội tụ trên võng mạc, khiến mắt có hiện tượng mờ.
Giác mạc khi không còn giữ được độ cong hoàn hảo, bị biến dạng không đều, khiến cho các tia sáng đi vào mắt ta bị hội tụ ở nhiều điểm khác nhau (có thể ở trước hoặc sau võng mạc) dẫn đến loạn thị. Ngoài ra, tật loạn thị còn có thể do độ cong của thủy tinh thể bất thường, loạn thị có nguy cơ cao xảy ra ở những trường hợp:
- Tiền sử gia đình có người mắc loạn thị hoặc có các bệnh rối loạn ở mắt, đặc biệt người có cả bố và mẹ bị loạn thị thì nguy cơ cao sẽ mắc loạn thị.
- Những tổn thương mắt như sẹo giác mạc.
- Người bị cận thị hoặc viễn thị quá nặng.
- Người có tiền sử phẫu thuật mắt, như phẫu thuật đục thủy tinh thể.
- Tuổi tác cũng là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tật loạn thị. Thực tế cho thấy người cao tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc tật loạn thị cao hơn người trẻ.
4. Chỉnh tật khúc xạ ở các nhóm tuổi khác nhau
Có một số vấn đề hữu ích cần biết về tật khúc xạ ở các nhóm tuổi khác nhau.
- VIỄN THỊ
Trẻ em sinh ra lại thường có tật viễn thị và sẽ có viễn thị nhẹ cho tới khoảng 5 tuổi. Rất ít trường hợp trẻ cận thị ở nhóm tuổi này.
Nếu viễn thị dưới 2 đi ốp thì không cần cho kính cho những trẻ này, trừ trường hợp có mắt lác trong.
Nếu một đứa trẻ có viễn thị 3.5 đi ốp hoặc lớn hơn thì cần phải đeo kính.
Những người dưới 30 tuổi có thể chỉ cần chỉnh một phần của viễn thị. Họ có thể chỉ cần đeo kính khi làm các công việc đòi hỏi nhìn gần
- CẬN THỊ
Cận thị thường bắt đầu ở tuổi thiếu niên và tăng dần đến độ tuổi 25 - 30 tuổi. Ở nhiều người cận thị, tật khúc xạ không tăng quá –3.00 hoặc –4.00 đi ốp nhưng đôi khi cận thị vẫn có thể tiếp tục tăng đến –10.00 hoặc -15.00 đi ốp hoặc hơn nữa .Những người có cận thị có thể đeo kính để tầm nhìn xa được rõ hơn.
Một số người già trở thành người bị bệnh cận thị khi mắt họ bắt đầu có hiện tượng đục thể thủy tinh và cận có thể tăng hơn khi đục thể thủy tinh trở nên nhiều hơn
Chỉnh cận thị có khả năng cải thiện thị lực xa lúc ban đầu, nhưng khi thể thủy tinh đục càng tăng thì thị lực càng kém ngay cả với chiếc kính chỉnh tốt nhất. Bệnh nhân sẽ cần phẫu thuật để cải thiện tình trạng mắt.
Hiện nay, khi phẫu thuật đục thể thủy tinh, bác sĩ thường đặt một kính nội nhãn để thay thế cho thể thủy tinh đục. Những người mổ đục thể thủy tinh trước khi kính nội nhãn ra đời thường có viễn thị cao khoảng +11.00 hoặc +12.00 đi ốp .
- LOẠN THỊ
Không phải khi nào cũng cần chỉnh loạn thị, nhất là trường hợp loạn thị nhẹ. Điều này đặc biệt đúng với những người ở độ tuổi trên 40 và chưa bao giờ đeo kính loạn thị. Trong những trường hợp khó có được mắt kính cầu- trụ, có thể dùng kính cho người bệnh thị lực tốt nhất với kính cầu.
Xem các mẫu gọng kính tại: https://kavi.vn/gong-kinh-can.html
Địa chỉ đo, cắt, lắp mắt kính cận, viễn, loạn theo yêu cầu:
Số 14, Ngõ 421/4 đường Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
Hotline: 036.860.1899 / 091.5500.899